Author Archives: lucdang2791

Sachngoaingu.org xin chia sẻ tới bạn học đề thi JLPT N2 – 12/2016 , đầy đủ đáp án chất lượng tốt nhất, dưới dạng PDF để các bạn có thể Download dễ dàng.

Hi vọng với bộ đề thi chính thức này, các bạn sẽ làm quen được với dạng đề JLPT và có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để có một kỳ thi JLPT đạt kết quả cao!

Điểm chuẩn đỗ JLPT / Điểm liệt JLPT là bao nhiêu?

Dựa vào bảng dưới đây, bạn có thể dễ theo dõi điểm đỗ, điểm liệt JLPT.

⚠️ LƯU Ý: Nếu từng dạng bài dưới mức điểm tiêu chuẩn (Dưới điểm liệt), thì dù tổng điểm toàn bài có cao bao nhiêu kết quả vẫn KHÔNG ĐỖ. 

Điểm chuẩn, điểm liệt JLPT N3

Phân phối thời gian thi JLPT, cấu trúc đề thi :

Bạn phải bắt nhịp nhanh dần giữa các phần thi. Phần bài đọc sẽ yêu cầu bạn phải suy nghĩ logic hơn và bạn phải đọc và trả lời các câu hỏi với một tốc độ tốt. Bạn sẽ vẫn có 30 phút cho phần từ vựng và có thêm 10 phút ở phần thi đọc hiểu và ngữ pháp nên phần thi này sẽ kéo dài 70 phút.

Luyện nghe:

– Phương pháp luyện nghe: Học theo giáo trình luyện nghe để có thể nắm vững được toàn bộ dạng bài trong phần nghe JLPT , làm quen giọng nói, cách phát âm của người Nhật. Đặc biệt là những ngôn ngữ trong cuộc sống của người Nhật: cách nói tắt, nói giảm nói tránh,… để khi nắm được những Keyword đó, chúng ta có thể nhanh chóng chọn đáp án chính xác. 

>>> Giáo trình luyện nghe JLPT N2 hay nhất

Download bộ đề thi JLPT N2 Chính Thức 12/2016 → TẠI ĐÂY

PASS GIẢI NÉN: sachngoaingu.org

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo sách tổng hợp đề thi chính thức từ năm 2010 – 2018 Cấp độ N3 – N2 – N1 (Tái Bản Đặc biệt)

SÁCH ĐỀ THI CHÍNH THỨC 2010 – 2018 TÁI BẢN (Có đáp án – kèm CD) – IN MÀU ĐẶC BIỆT → TẠI ĐÂY

Sách bản quyền chất lượng phân phối bởi sachngoaingu.org 

Sachngoaingu.org xin chia sẻ tới bạn học đề thi JLPT N3 – 12/2016 , đầy đủ đáp án chất lượng tốt nhất, dưới dạng PDF để các bạn có thể Download dễ dàng.

Hi vọng với bộ đề thi chính thức này, các bạn sẽ làm quen được với dạng đề JLPT và có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để có một kỳ thi JLPT đạt kết quả cao!

Điểm chuẩn đỗ JLPT / Điểm liệt JLPT là bao nhiêu?

Dựa vào bảng dưới đây, bạn có thể dễ theo dõi điểm đỗ, điểm liệt JLPT.

⚠️ LƯU Ý: Nếu từng dạng bài dưới mức điểm tiêu chuẩn (Dưới điểm liệt), thì dù tổng điểm toàn bài có cao bao nhiêu kết quả vẫn KHÔNG ĐỖ. 

Điểm chuẩn, điểm liệt JLPT N3

Phân phối thời gian thi JLPT, cấu trúc đề thi :

Bạn phải bắt nhịp nhanh dần giữa các phần thi. Phần bài đọc sẽ yêu cầu bạn phải suy nghĩ logic hơn và bạn phải đọc và trả lời các câu hỏi với một tốc độ tốt. Bạn sẽ vẫn có 30 phút cho phần từ vựng và có thêm 10 phút ở phần thi đọc hiểu và ngữ pháp nên phần thi này sẽ kéo dài 70 phút.

Luyện nghe:

– Phương pháp luyện nghe: Học theo giáo trình luyện nghe để có thể nắm vững được toàn bộ dạng bài trong phần nghe JLPT , làm quen giọng nói, cách phát âm của người Nhật. Đặc biệt là những ngôn ngữ trong cuộc sống của người Nhật: cách nói tắt, nói giảm nói tránh,… để khi nắm được những Keyword đó, chúng ta có thể nhanh chóng chọn đáp án chính xác. 

>>> Giáo trình luyện nghe JLPT N3 hay nhất

Download bộ đề thi JLPT N3 Chính Thức 12/2016 → TẠI ĐÂY

PASS GIẢI NÉN: sachngoaingu.org

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo sách tổng hợp đề thi chính thức từ năm 2010 – 2018 Cấp độ N3 – N2 – N1 (Tái Bản Đặc biệt)

SÁCH ĐỀ THI CHÍNH THỨC 2010 – 2018 TÁI BẢN (Có đáp án – kèm CD) – IN MÀU ĐẶC BIỆT → TẠI ĐÂY

Sách bản quyền chất lượng phân phối bởi sachngoaingu.org 

Sachngoaingu.org xin chia sẻ tới bạn học đề thi JLPT N4 – 12/2016 , đầy đủ đáp án chất lượng tốt nhất, dưới dạng PDF để các bạn có thể Download dễ dàng.

Hi vọng với bộ đề thi chính thức này, các bạn sẽ làm quen được với dạng đề JLPT và có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để có một kỳ thi JLPT đạt kết quả cao!

Điểm chuẩn đỗ JLPT / Điểm liệt JLPT là bao nhiêu?

Dựa vào bảng dưới đây, bạn có thể dễ theo dõi điểm đỗ, điểm liệt JLPT.

⚠️ LƯU Ý: Nếu từng dạng bài dưới mức điểm tiêu chuẩn (Dưới điểm liệt), thì dù tổng điểm toàn bài có cao bao nhiêu kết quả vẫn KHÔNG ĐỖ. 

Điểm chuẩn, điểm liệt JLPT N3

Phân phối thời gian thi JLPT, cấu trúc đề thi :

Bạn phải bắt nhịp nhanh dần giữa các phần thi. Phần bài đọc sẽ yêu cầu bạn phải suy nghĩ logic hơn và bạn phải đọc và trả lời các câu hỏi với một tốc độ tốt. Bạn sẽ vẫn có 30 phút cho phần từ vựng và có thêm 10 phút ở phần thi đọc hiểu và ngữ pháp nên phần thi này sẽ kéo dài 70 phút.

Luyện nghe:

– Phương pháp luyện nghe: Học theo giáo trình luyện nghe để có thể nắm vững được toàn bộ dạng bài trong phần nghe JLPT , làm quen giọng nói, cách phát âm của người Nhật. Đặc biệt là những ngôn ngữ trong cuộc sống của người Nhật: cách nói tắt, nói giảm nói tránh,… để khi nắm được những Keyword đó, chúng ta có thể nhanh chóng chọn đáp án chính xác. 

>>> Giáo trình luyện nghe JLPT N3 hay nhất

Download bộ đề thi JLPT N4 Chính Thức 12/2016 → TẠI ĐÂY

PASS GIẢI NÉN: sachngoaingu.org

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo sách tổng hợp đề thi chính thức từ năm 2010 – 2018 Cấp độ N3 – N2 – N1 (Tái Bản Đặc biệt)

SÁCH ĐỀ THI CHÍNH THỨC 2010 – 2018 TÁI BẢN (Có đáp án – kèm CD) – IN MÀU ĐẶC BIỆT → TẠI ĐÂY

Sách bản quyền chất lượng phân phối bởi sachngoaingu.org 

Ngoài việc học tiếng Nhật qua Anime thì xem phim Nhật cũng rất hiệu quả mặc dù khó hơn một chút. Cùng Sachngoaingu.org tìm hiểu ngay 10 phim giúp bạn học tiếng Nhật tốt nhé!

Một trong những phương pháp học tiếng Nhật thú vị, hấp dẫn và tiện lợi nhất là học qua phim ảnh. Phương pháp này giúp bạn rèn luyện khả năng phát âm tự nhiên qua lời thoại, cung cấp cho bạn vốn từ vựng phong phú như người bản xứ. Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn được những bộ phim hay và phù hợp với trình độ từ khó đến dễ.

1. One litres of tears – Một lít nước mắt (2005)

Bộ phim được chuyển thể từ tự truyện đầy xúc động của Kito Aya – cô gái 15 tuổi nhưng sớm mang trong mình căn bệnh “thoái hóa dây thần kinh tiểu não” quái ác. Chỉ 11 tập phim ngắn ngủi nhưng đó là cả hành trình chống chọi bệnh tật, đấu tranh nội tâm can trường của Aya. Bộ phim đã chạm đến trái tim của hàng triệu người dân Nhật Bản và trên toàn thế giới, trở thành biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của con người.

2. From me to you – Gửi đến bạn hiền (2010)

Đây là tác phẩm live-action được chuyển thể từ manga Kimi ni Todoke, bộ phim kể về cô gái Sawako, bạn bè thường gọi cô với biệt danh Sadako vì mái tóc của cô rất giống với tạo hình nhân vật trong phim Ringu nổi tiếng. Sawako tốt bụng nhưng khó gần, cuộc sống của cô cứ trôi qua tẻ nhạt, buồn chán như vậy cho đến một ngày gặp gỡ Shota Kazehaya – nam sinh nổi tiếng của trường trung học.

3. Tonbi – Cánh diều (2013)

Yasuo từ nhỏ đã chịu cảnh mồ côi. Lớn lên anh có một gia đình êm ấm với vợ và con trai. Cuộc sống tưởng chừng hạnh phúc cho đến khi vợ anh gặp tai nạn và đột ngột qua đời. Nhớ vợ, thương con Yasuo quyết định “gà trống nuôi con”, dành trọn tình yêu thương cho đứa con thơ ngây mới 3 tuổi cho đến khi cậu trưởng thành và cứng cáp bước vào đời. Bộ phim khắc họa sâu sắc tình phụ tử và sự hy sinh vĩ đại của người cha dành cho con.

4. L-DK – Tình yêu học trò (2014)

Gia đình của Nishimori Aoi chuyển công tác, nhưng Aoi lại không muốn chuyển đến trường mới. Cô chấp nhận ở lại và sống một mình ở căn hộ. Kugayama Shuusei, một nam sinh nổi tiếng chung trường cũng chuyển đến sống ở căn hộ bên cạnh Aoi. Vì sơ suất mà Aoi đã làm cho căn phòng của Shuusei ngập nước. Trong khi đợi sửa chữa, cậu ta quyết định ở chung với Aoi… và những tình huống dở khóc dở cười bắt đầu từ đây.

L-DK quy tụ dàn trai xinh gái đẹp cùng những cảnh phim lãng mạn, trong sáng giúp khán giả sống lại những cung bậc cảm xúc của thời đi học ngây ngô, hồn nhiên.

5. Dear sister – Chị gái yêu dấu (2014)

Misaki và Hazuki là hai chị em ruột nhưng tính cách hoàn toàn khác nhau. Khi còn bé Misaki học không giỏi nhưng tính cách hòa đồng, thân thiện được mọi người yêu quý. Ngược lại chị gái Hazuki trầm tính và không giỏi giao tiếp xã hội. Hazuki nghĩ rằng mẹ luôn dành tình cảm cho Misaki và ganh tỵ với em gái mình. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Misaki bỏ đi và bặt vô âm tín. 9 năm sau, Hazuki khi đó 29 tuổi, đang làm công chức tại địa phương, bạn trai cô cũng làm ở đó và hai người chuẩn bị kết hôn. Một ngày nọ, em gái Misaki 27 tuổi xuất hiện và bày tỏ mong muốn được sống chung với Hazuki. Tuy nhiên Misaki lại mang theo bí mật động trời mà Hazuki không thể nào ngờ tới.

6. Orange – Kỳ tích màu cam (2015)

Một ngày nọ, Naho nhận được bức thư kỳ lạ của chính mình từ tương lai 10 năm sau. Trong thư là những lời dặn dò, chỉ dẫn để giúp Naho cứu lấy tình bạn, tình cảm trong sáng với cậu bạn Kakeru. Màu sắc bộ phim có chút đượm buồn nhưng sâu thẳm bên trong lại ngập tràn ánh sáng của những rung động ngây ngô đầu đời. Thông qua hành trình của Naho, Orange đã khắc họa thành công bức tranh cuộc sống tươi đẹp, đầy tính nhân văn giữa con người với con người. Cuộc sống có những thăng trầm và cả những giọt nước mắt chia ly, điều quan trọng là chúng ta phải tiếp tục bước đi và bóng tối sẽ ngả sau lưng.

Kỳ Tích Màu Cam - Orange (Live-action) vietsub + thuyết minh full ...

7. Our little sister – Nhật ký miền biển (2015)

Phim xoay quanh cuộc sống thường nhật đầy biến động của ba chị em gái nhà Kouda: Sachi, Yoshino và Chika. Họ đã sống cùng nhau trong một căn nhà cũ mà bà ngoại để lại nơi miền biển Kamakura. Khi còn nhỏ, gia đình họ gặp nhiều khó khăn và bố mẹ ly dị. Người bố rời khỏi nhà, chối bỏ việc nuôi con. 15 năm sau, Sachi nhận được tin bố cô qua đời tuy nhiên cô vẫn không thể tha thứ cho ông. Sachi quyết định không tham dự lễ tang, Chika và Yoshino đành thay mặt chị gái đến dự.

Tại đám tang, Yoshino tình cờ gặp Asano Suzu, cô em gái cùng cha khác mẹ của mình. Đồng cảm với cô em kế ở tuổi vị thành niên đã phải trải qua cuộc chia ly quá lớn, ba chị em ruột quyết định mời cô bé đến Kamakura và trở thành thành viên thứ tư trong ngôi nhà ven biển đầy thanh bình.

Xem phim Em gái bé nhỏ / Nhật ký Umimachi-Our Little Sister ...

8. The long excuse – Lời xin lỗi muộn màng (2016)

Một nhà văn nổi tiếng vừa mất vợ, bề ngoài trông có vẻ đau khổ nhưng thật tâm bên trong anh không hề yêu thương vợ mình. Một ngày nọ, anh nhà văn gặp gia đình ba người cũng vừa trải qua cuộc ly tán, người vợ qua đời, người bố ở vậy nuôi con. Nhận thấy hoàn cảnh gia đình họ quá đáng thương, nhà văn quyết định nhận nuôi hai đứa trẻ. Kể từ đây anh mới vỡ lẽ ra những giá trị sống chân chính trong cuộc đời.

漫長的藉口》:相敬如賓– 葉七城的人生音像城

9. Drowning Love – Con dao chìm trong nước mắt (2016)

Mochizuki Natsume là một người mẫu teen ở Tokyo, nhưng sau đó cô hay tin mình phải chuyển về quê cha ở Ukigumo. Natsume rầu rĩ khi phải trở về quê và không được làm những điều mình thích. Tại đây cô gặp Kou, một nam sinh hoang dại, bất cần đời và là người thừa kế của dòng họ Hasegawa danh giá. Cuộc gặp gỡ định mệnh đã đưa những người trẻ tuổi đến với những ngã rẽ khác nhau trong cuộc đời.

Con dao chìm trong nước-Drowning Love / The Knife That Dropped in ...

10. The name – Danh xưng (2017)

Thất bại với việc kinh doanh và không một xu dính túi, Masao (45 tuổi) đã ly hôn với vợ bắt đầu một cuộc sống vô vọng ở Ibaraki. Một ngày nọ, Emiko – một nữ sinh trung học bí ẩn, xuất hiện trước mặt và nhận anh là Bố. Dần dần, Emiko đùa giỡn cùng Masao. Nhưng chính anh cũng bắt đầu thích thú vẻ dễ thương của cô bé. Nhiều ngày trôi qua, Masao dần mở lòng đối với Emiko – điều mà anh hiếm khi làm với người khác. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một điều gì đó về Emiko – một cái gì đó khiến Masao xao nhãng.

Danh xưng - Haniff.vn

Còn rất nhiều bài viết bổ ích khác xung quanh việc học tiếng nhật và giao tiếp tiếng Nhật các bạn truy cập thêm vào Sachngoaingu.org để tìm hiểu thêm nhé !!!

Sachngoaingu.org đã sưu tầm và chọn lọc ra 26 đề thi JLPT N3 hay nhất , đầy đủ đáp án chất lượng tốt nhất, dưới dạng PDF để các bạn có thể Download dễ dàng.

Bộ đề thi được biên soạn theo đề thi JLPT kiểu mới. Mong rằng bộ đề sẽ giúp các bạn củng cố thêm nhiều kiến thức để có một kỳ thi JLPT đạt kết quả cao!

Điểm chuẩn đỗ JLPT N3/ Điểm liệt JLPT N3 là bao nhiêu?

Dựa vào bảng dưới đây, bạn có thể dễ theo dõi điểm đỗ, điểm liệt JLPT.

⚠️ LƯU Ý: Nếu từng dạng bài dưới mức điểm tiêu chuẩn (Dưới điểm liệt), thì dù tổng điểm toàn bài có cao bao nhiêu kết quả vẫn KHÔNG ĐỖ. 

Điểm chuẩn, điểm liệt JLPT N3

Phân phối thời gian thi JLPT N3, cấu trúc đề thi N3:

N3 là cấp độ bạn phải bắt nhịp nhanh dần giữa các phần thi. Phần bài đọc sẽ yêu cầu bạn phải suy nghĩ logic hơn và bạn phải đọc và trả lời các câu hỏi với một tốc độ tốt. Bạn sẽ vẫn có 30 phút cho phần từ vựng và có thêm 10 phút ở phần thi đọc hiểu và ngữ pháp nên phần thi này sẽ kéo dài 70 phút.

Luyện nghe N3:

– Nghe N3 sẽ tương đối khác với trình độ sơ cấp N4, N5: Bởi nghe N3 không chỉ có tốc độ nhanh hơn, mà còn có nhiều dạng nghe hơn, lắt léo hơn và người nghe dễ bị nhầm lẫn…

– Phương pháp luyện nghe N3: Học theo giáo trình luyện nghe để có thể nắm vững được toàn bộ dạng bài trong phần nghe JLPT N3, làm quen giọng nói, cách phát âm của người Nhật. Đặc biệt là những ngôn ngữ trong cuộc sống của người Nhật: cách nói tắt, nói giảm nói tránh,… để khi nắm được những Keyword đó, chúng ta có thể nhanh chóng chọn đáp án chính xác. 

>>> Giáo trình luyện nghe JLPT N3 hay nhất

Download bộ 26 đề thi JLPT N3 tuyển chọn (Có đáp án ) → TẠI ĐÂY

PASS GIẢI NÉN: sachngoaingu.org

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo sách tổng hợp đề thi chính thức từ năm 2010 – 2018 Cấp độ N3 – N2 – N1 (Tái Bản Đặc biệt)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC 2010 – 2018 TÁI BẢN (Có đáp án – kèm CD) – IN MÀU ĐẶC BIỆT → TẠI ĐÂY

Sách bản quyền chất lượng phân phối bởi sachngoaingu.org 

“Chính bố tôi đã truyền cảm hứng để tôi sống nhiều hơn cho các mục đích thiện nguyện. Trước khi ông chết, ông bảo tôi hãy luôn sống vì mọi người…”

Vị bác sĩ Nhật bỏ việc lương cao, đi khắp Việt Nam chữa mắt miễn phí cho người nghèo

Năm nay đã 52 tuổi, nhưng bác sỹ Hattori vẫn miệt mài cho những mục đích thiện nguyện của mình tại Việt Nam.

8h sáng một buổi sáng mùa hè nắng gắt tháng 6 tại Hà Nội, một chuyến xe hàng nhét chật những thuốc men và thiết bị y tế đậu lại trước văn phòng của một tổ chức thiện nguyện ở Hà Nội. Rồi từ đây, các thiết bị y tế và thuốc men sẽ đi cùng bác sỹ Tadashi Hattori đến nhiều miền quê rất nghèo của Việt Nam.

Hôm nay đoàn đi đến huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, một vùng quê nghèo nơi phần lớn người dân sống bằng nghề nông. Thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 500 USD/người/năm, chỉ bằng 1/4 so với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam. Tại đây, có rất nhiều người dân không có điều kiện chữa mắt và phải chấp nhận bị mù lòa.

Bệnh viện Đa khoa Đông Triều hiện nay chỉ có 5 bác sỹ nhãn khoa và trang thiết bị y tế còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, vậy cũng đã là tốt hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn khác chẳng có bác sỹ hay phòng khám nào.

Hơn 10 năm qua, bác sỹ người Nhật Tadashi Hattori đã trở thành một cái tên rất quen thuộc với bệnh nhân nơi đây bởi ông đã về khu vực này phẫu thuật mắt miễn phí nhiều lần. Chỉ riêng từ đầu năm đến nay, bác sỹ đã phẫu thuật cho 123 người trong huyện.

Nắng nóng hay thời tiết giá lạnh, bất kỳ biến động thiên nhiên bất thường nào cũng không thể ngăn được nỗ lực của bác sỹ Tadashi Hattori người Nhật trong việc đi lại và phẫu thuật cho các bệnh nhân có vấn đề về mắt tại Việt Nam.

 Bác sĩ Tadashi Hattori khám chỉ định trước khi phẫu thuật. (Ảnh: Internet)
Bác sĩ Tadashi Hattori khám chỉ định trước khi phẫu thuật. (Ảnh: Internet)

Suốt mười mấy năm qua, tổng số bệnh nhân nghèo Việt Nam được ông phẫu thuật miễn phí đã lên hơn 15 nghìn. Giá trị các thiết bị y tế dùng cho phẫu thuật rất cao. Giá trị của thủy tinh thể và các vật tư trị liệu đi kèm của mỗi lần chữa bệnh cũng lên đến cả trăm triệu đồng, tất cả đều có được nhờ nguồn đóng góp thiện nguyện của người Nhật dưới sự kêu gọi của bác sỹ Tadashi Hattori và những người bạn của ông.

12 năm trước đây, bác sỹ nhãn khoa Tadashi Hattori đã từ bỏ công việc có mức lương đáng mơ ước tại Nhật để sang Việt Nam giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo.

Khi được hỏi tại sao ông lại làm như vậy, ông trả lời: “Chính bố tôi đã truyền cảm hứng để tôi sống nhiều hơn cho các mục đích thiện nguyện. Trước khi ông chết, ông bảo tôi hãy luôn sống vì mọi người.

Sau này, một người thầy đã dậy tôi rằng: “Hãy luôn đối xử với bệnh nhân như cha mẹ của mình”.”

Chính bố của bác sỹ Hattori đã chết vì sự tắc trách của bác sỹ điều trị bệnh, vì vậy ông đã quyết định học ngành y để cứu người.

Từ năm 2002, bác sỹ Hattori đã phẫu thuật miễn phí cho hàng nghìn bệnh nhân, đồng thời ông cũng đào tạo tay nghề cho nhiều bác sỹ khác. Bác sỹ Hattori tốt nghiệp ngành Y khoa tại đại học Kyoto, một trong 8 trường đại học uy tín nhất tại Nhật. Sau đó ông làm việc tại nhiều bệnh viện ở Nhật. Gần nhất ông công tác tại viện Hamamatsu, tỉnh Shizuoka.

Cuộc đời ông bắt đầu thay đổi khi trong một buổi hội thảo khoa học vào năm 2001, ông gặp một bác sỹ người Việt Nam. Người này đã hối thúc ông sang thăm Việt Nam. Ông kể lại: “Người bác sỹ ấy nói với tôi rằng ở Việt Nam có rất nhiều người quá nghèo nên không có tiền chữa bệnh, chính vì vậy họ phải chịu cảnh mù lòa, có khi mới chỉ ở độ tuổi trung niên.”

Sau khi nghe câu chuyện đó, ông đã về nhà suy nghĩ đến nửa năm, cuối cùng ông quyết định sang Việt Nam đi mổ mắt miễn phí. Khi trình bày ý định này với giám đốc bệnh viện, ông bị yêu cầu phải xin nghỉ việc nếu muốn sang Việt Nam dài hạn. Bác sỹ Hattori đã chấp nhận nghỉ việc để sang Việt Nam để đi theo tiếng gọi của lương tâm, đạo đức.

Chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam của ông kéo dài 1 tháng, ông ghi chép lại tất cả những gì liên quan đến thực trạng bệnh nhân mắt có hoàn cảnh quá nghèo không có tiền chữa trị tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Sau đó, ông quay lại Nhật và kêu gọi các công ty y tế tài trợ, nhưng khi mà ông không làm tại một bệnh viện nào nữa, chẳng ai tài trợ cho ông xu nào. Ông nộp đơn xin hỗ trợ lên chính phủ Nhật nhưng cũng bị từ chối, đại diện của văn phòng chính phủ cho biết họ chỉ giúp đỡ các tổ chức NGO.

Cuối cùng, ông quyết định dùng tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để mua thiết bị mang sang Việt Nam mổ miễn phí. Ở Nhật, nghề bác sỹ là nghề hái ra tiền, chỉ cần chăm chỉ làm ăn dù không quá danh tiếng cũng đã đủ có cuộc sống sung túc giàu có. Tuy nhiên, vợ ông lại không có cái “may mắn” đó vì những mục tiêu thiện nguyện của chồng.

Khi ông hỏi về việc muốn dùng tiền tiết kiệm dưỡng già của hai vợ chồng để mua thiết bị phẫu thuật cho người nghèo Việt Nam, vợ ông đã tức giận đến nỗi không nói nên lời. Hai vợ chồng ông không nói chuyện với nhau 3 ngày. Cuối cùng, bà ấy đã đồng ý. Bà thậm chí còn ủng hộ ông trong những chương trình thiện nguyện ở Việt Nam sau này.

Kể từ cuộc gặp gỡ định mệnh vào năm 2001, cuộc sống của bác sỹ Hattori đã chia ra làm 2 và phần nhiều nhiều khi là ở Việt Nam. Ông cho biết tháng nào ông cũng đến Việt Nam chỉ trử tháng 7 và tháng 9. Nhìn chung, số ngày ông ở Việt Nam mỗi năm dao động từ 140 đến 180 ngày.

Cách đây hơn 10 năm, trong vai trò của một bác sỹ thất nghiệp, không thuộc một cơ quan nào, ông bị từ chối mọi sự kêu gọi giúp đỡ về tài chính. Tuy nhiên, dần dà, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng và bạn bè, ông đã kêu gọi được rất nhiều hỗ trợ tài chính từ các bệnh viện công, các phòng khám tư mà ông có hợp tác chữa bệnh bán thời gian.

Ông cho biết ông rất thương người bệnh ở Việt Nam bởi quá nghèo mà nhiều khi họ tìm đến ông khi tình trạng bệnh quá nặng, không còn cứu chữa được nữa.

“Chữa bệnh cho bệnh nhân Nhật dễ hơn nhiều vì họ thường tìm đến bác sỹ ngay khi họ thấy có vấn đề, vì vậy bệnh thường chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Nhưng ở Việt Nam, bệnh nhân thường để đến khi gần mù rồi mới tìm đến bác sỹ. Thậm chí nhiều người không làm gì cho đến khi mù một con mắt. Chính vì thế, số người bị mù một mắt ở Việt Nam cao đột biến, cao hơn rất nhiều so với những nơi tôi từng chữa trị.”

Năm nay đã 52 tuổi, nhưng bác sỹ Hattori vẫn miệt mài cho những mục đích thiện nguyện của mình tại Việt Nam. Người ta thấy ông thoăn thoắt phẫu thuật cho bệnh nhân, vận chuyển đồ đạc, đêm về lại cặm cụi viết báo cáo để đăng lên website của tổ chức từ thiện Asia Prevention of Blindness Association mà ông sáng lập vào năm 2005.

Tấm lòng của những người bạn Nhật tốt bụng như bác sỹ Hattori quả thực khiến hàng triệu người Việt Nam cảm động và biết ơn.

Theo Trí Thức Trẻ

Ở Nhật Bản, có tới 14 cách khác nhau thường được sử dụng khi cần nói cảm ơn với ai về việc gì đó. Tùy thuộc vào địa vị, chức vụ và bản chất việc cần phải cảm tạ như thế nào mà lời cảm ơn lại được sử dụng theo những cách khác nhau.


Các cách nói lời cảm ơn trong tiếng Nhật

1. ありがとう。Arigatou.

Đây là hình thức cảm ơn tiếng Nhật phổ biến nhất. Nó có nghĩa thông thường là “cảm ơn bạn”, một cách không quá tầm thường cũng không quá trang trọng. Bạn có thể sử dụng Arigatou cho một loạt các hoạt động xảy ra hằng ngày trong đời sống bình thường, nhưng bạn sẽ không sử dụng nó trong các trường hợp nhấn mạnh hay cần tỏ rõ đặc biệt về lòng biết ơn.

2. ありがとうございます。Arigatou gozaimasu.

Arigatou gozaimasu hoặc Arigatou gozaimashita ( あ り が と う ご ざ い ま し た) được dùng khi đối tượng là bề trên. Đây là một biến thể cao cấp hơn của Arigatou, mang tính lịch sự hơn và bày tỏ nhiều lòng biết ơn hơn.

3. どうもありがとうございます。Doumo arigatou gozaimasu.

Đây là câu nói biểu hiện sự cảm ơn chân thành nhất và chính thức nhất. Bạn có thể thấy nó bao gồm cả 3 từ cơ bản: arigatou, doumo và gozaimasu. Từ cám ơn tiếng Nhật này mang ý nghĩa lịch sự và trang trọng nhất.

4. ありがたい。Arigatai.

Nghĩa của câu này là: Tôi rất biết ơn.

5. どういたしまして。Douita shimashite.

Cụm từ này có nghĩa là “Không có gì”, được sử dụng trong trường hợp đáp lại lời cảm ơn của một ai đó dành cho mình.

6. 本当に助かりました。Hontou ni tasu karimashita.

Câu này mang nghĩa: Thực sự đã được anh giúp đỡ rất nhiều.


7. 助かった。Tasu katta.

Câu này dịch ra là: ‘Đã được cứu thoát rồi” hay “Tôi được cứu rồi”

8. どうもごちそう様でした。Doumo gochisou sama deshita.

Doumo go chisou sama deshita được dùng trong trường hợp sau khi bữa ăn kết thúc, nó có nghĩa là “Cảm ơn nhiều vì bữa ăn”.

9.      本当に助かりました。Hontou ni tasukarimashita.

Thật may mắn quá.

10.   いつもお世話になってどうもありがとうございます。Itsu mo osewa ni natte doumo arigatou gozaimasu.

Cảm ơn vì đã luôn quan tâm chăm sóc tôi.

11.     本当に感謝します。Hontou ni kansha shimasu.

Tôi thật sự biết ơn bạn.

12.    本当に優しいですね。Hontou ni yasashii desune.

Bạn quả là tốt bụng quá.

13.   そのご好意に感謝いたします。Sono goui ni kansha itashimasu.

Cảm ơn nhã ý của anh (chị).

Học cách nói lời cảm ơn trong tiếng Nhật.

14.  どうぞおかまいなく。Douzo okamai naku

Xin đừng khách sáo.

“Cảm ơn” trong tiếng Nhật không chỉ là cách thức duy trì hòa khí trong mối quan hệ giữa người với người, mà còn như màn hình hiển thị những mối quan hệ khác nhau giữa những cá nhân. Ở những vai vế, mối quan hệ khác nhau, người Nhật sẽ dùng những câu cảm ơn khác nhau. Các bạn hãy chú ý khi sử dụng nhé!