Mô tả
“IKIGAI Chất Nhật Trong Từng Khoảnh Khắc”: Tìm Ra Những Niềm Vui Trong Cuộc Sống Thường Nhật
Khi nhắc đến “ikigai” mọi người thường cho rằng nó phải liên quan đến công việc hoặc sự nghiệp. Những ai quen thuộc với khái niệm này có lẽ đã từng đọc về ikigai bằng sơ đồ Venn. Sơ đồ này bao gồm bốn hình tròn giao nhau- đại diện cho công việc bạn thích, công việc bạn giỏi, công việc thế giới cần và công việc bạn được trả lương để làm- và ikigai nằm ở giao điểm của bốn hình tròn. Tuy nhiên, cách lý giải này chỉ giới hạn khái niệm ikigai trong những vấn đề liên quan đến công việc: với định nghĩa hẹp này, ikigai của bạn phải là thứ gì đó mà bạn được trả tiền để làm. Nhưng với người Nhật, ikigai là một khái niệm rộng hơn nhiều, và nó bắt nguồn từ cuộc sống thường ngày. Đúng vậy, ikigai có thể là công việc nhưng nó cũng có thể là sở thích, là những người thân yêu, hoặc đơn giản là tận hưởng khoảng thời gian tụ họp cùng bạn bè. Và hôm nay quyển sách này sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn trọn vẹn hơn về ikigai, những bí mật chưa được kể.
ĐỊNH NGHĨA IKIGAI
Ikigai được tạo thành từ iki, có nghĩa là cuộc sống, và gai, có nghĩa là giá trị. Vì vậy, ikigai có thể được hiểu là những giá trị khiến cuộc đời đáng sống. Vì liên quan đến cuộc sống thường nhật nên ikigai thường mang tính thực tế hơn là duy tâm. Ikigai của một người có thể là gia đình, công việc, sở thích, một chuyến đi chụp ảnh đã được lên kế hoạch cho dịp cuối tuần, hoặc thậm chí là những điều đơn giản như thưởng thức một cốc cà phê sáng cùng người bạn đời, hay dắt chú chó cưng nhà mình đi dạo. Mỗi người có thể có nhiều hơn một ikigai vào bất kỳ thời điểm nào và ikigai của họ có thể thay đổi theo thời gian.
Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu ikigai của mình. Đó là một quá trình tự khám phá bản thân cần rất nhiều nỗ lực và thời gian. Song, khi bạn tìm được ra ikigai của chính mình rồi, nó lại vô cùng xứng đáng bởi bạn biết bản thân mình đang muốn theo đuổi những giá trị gì và điều gì thật sự có ý nghĩa với bạn.
NHỮNG ĐIỀU IKIGAI ĐEM ĐẾN CHO CUỘC SỐNG
Mỗi ngày đều cứ dần trôi qua, nó không đợi một ai cả. Việc của chúng ta phải làm đó chính là tìm ra những điều làm cuộc sống mình có giá trị và tập trung vào nó. Vì vậy, khi bạn hiểu về ikigai của bản thân, nó sẽ giúp bạn loại bỏ những nỗi bất an khi đưa ra quyết định và có được những lựa chọn chính xác hơn. Bạn sẽ phát hiện ra rằng những quyết định đơn giản, chẳng hạn như sử dụng thời gian vào việc gì, sẽ được quyết định tự động khi nắm được ikigai của mình.
Tùy vào ikigai của bạn là gì mà bạn sẽ nhận được những điều khác nhau từ nó, nhưng nhìn chung, hiểu về ikigai của bản thân sẽ giúp bạn:
- Cảm thấy hạnh phúc và hài lòng
- Có tâm trí điềm tĩnh và vững vàng
- Kiểm soát cuộc sống thường nhật tốt hơn
- Trưởng thành và tiến bộ
- Tìm thấy mục đích sống
- Cảm thấy được thúc đẩy và được truyền động lực
- Chủ động hơn
- Tìm thấy nguồn sinh lực để sống và phát triển
Tất cả những điều này có được là nhờ bạn hiểu bản thân muốn gì và trân trọng điều gì trong cuộc sống.
TÌM KIẾM IKIGAI TRONG CÔNG VIỆC
Công việc là một phần của cuộc sống chúng ta cho dù đó có là việc bạn yêu thích hay chỉ là phương tiện đáp ứng nhu cầu tài chính, bạn vẫn cần nó. Vậy nên việc tìm kiếm ikigai trong công việc để duy trì động lực làm việc dài hạn là điều đáng làm.
Vậy làm sao để có thể tìm được ikigai trong việc?
Trước tiên hết, hãy tránh lối suy nghĩ phiến diện, bởi nó ngăn cản bạn tiến bộ và cải thiện công việc. Vậy nên bất cứ khi nào bạn chợt nghĩ “Công việc của mình chán ngắt!”, hãy thử thay đổi góc nhìn. Có thể bạn không thật sự thích khía cạnh nào đó trong công việc mà bạn đang nghĩ tới ở thời điểm đó, nhưng hãy nhớ đến những điều bạn thích- có thể đó là cảm giác được làm việc nhóm với đồng nghiêp, hay cảm giác chiến thắng khi hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.
Chế tác công việc
Quá trình chủ động điều chỉnh công việc cho phù hợp hơn với động lực, thế mạnh và đam mê của bản thân được gọi là chế tác công việc. Đó là hành động chế tác và thiết kế công việc của mình thay vì thụ động nhận phần việc được giao. Quá trình tìm ikigai trong công việc thường đòi hỏi chúng ta phải chế tác công việc của mình để cảm thấy gắn bó và mãn nguyện với nó.
Ví dụ, theo nghiên cứu của nhà kinh tế học Michael Housman về lý do một số nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng lại gắn bó với công việc lâu hơn một số khác. Ông đã khám phá ra một sự liên hệ thú vị, đó là những nhân viên trụ lại lâu hơn đều sử dụng trình duyệt wed Firefox hoặc Chorme. Dĩ nhiên thứ giữ họ ở lại với công việc không phải trình duyệt, mà là hành động tải về một trình duyệt phù hợp với mình hơn. Trình duyệt mặc định trên máy vi tính chạy hệ điều hành Windows là Internet Explorer, còn trên máy Mac là Safari. Gần hai phần ba số nhân viên chăm sóc khách hàng trong nghiên cứu đã sử dụng trình duyệt mặc định mà không hề băn khoăn liệu còn trình duyệt nào tốt hơn không. Thế nhưng, những nhân viên gắn bó lâu hơn không chỉ nhận công việc- và công cụ- được giao mà còn điều chỉnh nó theo nhu cầu. Điều này không có nghĩa là trình duyệt wed này làm bạn hạnh phúc hơn trình duyệt khác! Điều quan trọng là hành động này cho thấy họ chủ động đánh giá các công cụ mặc định, và điều chỉnh công việc cho phù hợp giúp họ vui vẻ làm việc hơn. Kết quả là những nhân viên này có thể rút ngắn thời gian cuộc gọi và nâng cao hiệu quả bán hàng.
Trong xã hội thực tế, mọi người thường làm việc theo một cách rất thụ động, chỉ hoàn thành đủ phần việc mình được giao và làm giống theo những gì mình được hướng dẫn, không sáng tạo, không cố gắng điều chỉnh bất cứ điều gì. Nhìn họ có vẻ như những người rất nghiêm chỉnh trong công việc nhưng thật ra lại là một thành phần chỉ thích an phận, không hiểu chính bản thân. Vậy nên, thay vì chỉ cố gắng hoàn thành cho xong số lượng công việc, hãy liên tục điều chỉnh nó sao cho phù hợp với bản thân để phát huy tốt thế mạnh và niềm đam mê của mình.
Thay đổi nhận thức
Nếu không tìm được ý nghĩa trong công việc, bạn khó có thể xem công việc là ikigai. Nhưng việc tìm kiếm ý nghĩa đó không chỉ phụ thuộc vào công việc được giao, mà còn đặc biệt phụ thuộc vào cách bạn nhận thức công việc đó. Thay đổi cách nhìn nhận công việc là một phần thiết yếu của quá trình chế tác công việc, và nó được gọi là định hình nhận thức.
Ví dụ, tại Nhật Bản, tàu siêu tốc chạy với sự chính xác cao độ, và một số tuyến đường chính có tần suất tàu chạy lên đến ba phút một chuyến. Tại đây, bạn có thể thấy sự khéo léo đáng kinh ngạc của những nguời lau dọn tàu cao tốc. Theo một bài viết về đội lau dọn của Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản, mỗi nhân viên trong một đội hai mươi người phụ trách toàn bộ một khoang tàu một-trăm-ghế trên từng chiếc tàu, và họ phải hoàn thành việc trong chỉ vỏn vẹn bảy phút. Tôi có thể làm chứng cho kết quả lau dọn không tì vết của họ. Nếu họ chỉ xem mình là nhân viên lau dọn, động lực của họ sẽ chỉ giới hạn ở mức làm cho xong việc. Nhưng những người này đã đặt mình vào ngành dịch vụ: họ chịu trách nhiệm đem lại sự hài lòng cho hành khách đi tàu siêu tốc. Tuy cần điều chỉnh rất nhiều thứ, trong đó phải kể đến những việc như đổi mới đồng phục lao động để thay đổi cách nhân viên lau dọn nhìn nhận công việc của mình, nhưng giờ đây họ tự hào về vai trò của họ; và nhờ hiểu rõ mục đích và đối tượng công việc của mình hướng tới, họ đã tìm được ikigai trong công việc.
Các bạn có cảm thấy thỏa mãn với chính công việc hiện tại của mình chưa? Nếu chưa, hãy thử thay đổi góc nhìn một chút, công việc bạn đang làm giúp được cho xã hội điều gì? Giúp cho bản thân bạn ra sao? Công việc đó có cho bạn cơ hội để làm được những điều mình mong muốn hay không? Nghĩ thoáng một chút, rồi bạn sẽ nhận ra có rất nhiều điều hay ho trong công việc của chính mình, nó không quá khắc nghiệt như cách bạn vẫn than phiền đâu.
Nhìn ra tác động
Người Nhật cho rằng đối với những người lấy việc hỗ trợ người khác và nhận lại lời cám ơn làm động lực số một, thì sự tương tác với cộng sự hoặc khách hàng là rất quan trọng. Trong trường hợp của đội lau dọn tàu siêu tốc, những người có thể quan sát vẻ mặt của hành khách bước lên con tàu mình vừa dọn dẹp, là một minh chứng. Giáo sư Dutton về chế tác công việc, bà chia sẻ rằng trong quá trình tìm hiểu những lao công tại Trung Tâm Ung thư của Đại học Michigan, bà nhận ra họ chế tác công việc bằng cách tạo ra thay đổi nhỏ trong phần việc được giao, bởi họ hiểu những điều đơn giản như cách lau vòi nước cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Những người lao công này có thể nhìn thấy tác động của công việc mình làm và đối tượng hưởng lợi từ nó, do đó họ tìm được ikigai ngay cả trong những nhiệm vụ đơn giản nhất. Bạn cũng có thể lấy tương lai của bản thân, gia đình, xã hội…làm động lực cho công việc của mình. Khi có mục tiêu để hướng tới, chúng ta sẽ làm việc hiệu quả hơn là không có lý do nào để cố gắng.
Tự đặt câu hỏi phù hợp cho mình
Trong cuộc phỏng vấn, Giáo sư Dutton chia sẻ rằng bước đầu tiên để chế tác công việc thành công là nhận thức rõ tình trạng làm việc hiện tại. Theo bà, chúng ta có thể làm điều này bằng cách ghi chép để nghiên cứu thói quen làm việc của mình và tự đặt những câu hỏi như dưới đây cho bản thân.
- Tôi đang làm công việc gì? Hãy ghi lại những gì bạn làm trong ngày, dù có nhỏ bé đến thế nào đi nữa.
- Tôi cảm thấy như thế nào về những việc này? Khi thực hiện từng nhiệm vụ, bất kể là ghi chép cuộc họp hay tham gia gọi hội nghị với khách hàng, hãy để ý đến cảm nhận của bản thân. Bạn có thích những nhiệm vụ này không? Hay bạn chỉ muốn làm cho xong? Tôi sử dụng thời gian như thế nào? Hãy theo dõi thời lượng bạn dành cho từng công việc. Bạn có đang mất nhiều thời gian cho một việc mà bạn không yêu thích không?
- Tôi đang trò chuyện hoặc kết nối với ai trên mạng hoặc ngoài đời? Giáo sư Dutton tin là một trong những cách chế tác công việc mạnh mẽ nhất là chế tác mối quan hệ. Con người sinh ra để hợp tác, không phải để ganh đua. Thế nên những mối quan hệ trong công việc và người mà bạn tương tác cũng có thể liên quan đến cảm xúc của bạn đối với công việc đó. Bạn có thiếu tương tác hay bị một số tương tác nào đó tác động một cách tiêu cực không?
Những câu hỏi này có vẻ rất bình thường, nhưng mục đích chính là giúp bạn nhận thức rõ hơn về công việc mình đang làm và cảm nhận của bạn về công việc đó. Sau khi đã phân tích rõ công việc, hãy suy nghĩ về một hành động nhỏ bạn có thể thực hiện để tạo sự hứng thú, niềm vui hay động lực lớn hơn trong từng nhiệm vụ. Bước tiếp theo là thể nghiệm bằng cách thực hiện hành động đó. Nó có hiệu quả không? Nó có dẫn bạn đến con đường mà bạn muốn đi không? Nếu sự điều chỉnh này hiệu quả, hãy đưa nó vào trong công việc.
CÁCH TÌM IKIGAI
Việc hiểu ikigai hay giá trị ẩn đằng sau ikigai sẽ giúp bạn tìm ra những cách khác để mang lại niềm vui cho chặng đường đời kế tiếp. Nếu bạn coi lời cám ơn là động lực, như nhiều người lao động Nhật Bản khác, hãy tìm những hoạt động mà bạn có thể vận dụng kiến thức và kỹ năng của mình để hỗ trợ người khác, chẳng hạn như tham gia các hoạt động tình nguyện. Chúng ta không nhất thiết phải theo đuổi ikigai trong một vị trí hay môi trường cụ thể. Đối tượng mang lại ikigai cũng có thể thay đổi. Miễn là tâm trí của bạn cởi mở, bạn sẽ tìm được ikigai ở nhiều nơi và theo nhiều cách khác nhau. Đừng ngại để bản thân mình ra bên ngoài, bạn sẽ khám phá được rất nhiều thứ đấy.
Xem xét những điều bạn biết
Tìm kiếm ikigai giống như đi dạo trong khu phố nhà mình hơn là bước chân vào một cuộc phiêu lưu xa lạ. Bạn không cần phải nhìn quá xa. Quan sát cuộc sống ở hiện tại và quá khứ sẽ gợi ý cho ta biết ikigai của mình là gì. Đừng chỉ giới hạn quá trình tìm kiếm từ giai đoạn bắt đầu sự nghiệp, mà hãy nhìn về tận thời thơ ấu.
Dành cho những ai không biết bắt đầu từ đâu, dưới đây là danh sách các câu hỏi bạn có thể tự đặt cho mình để xác định ikigai. Vì tìm kiếm ikigai chính là nối các đầu mối lại với nhau nên tác giả đã liệt kê câu hỏi theo trục thời gian từ quá khứ đến tương lai.
Hãy tự hỏi bản thân
- Hồi nhỏ, tôi thích điều gì nhất? Sự kiện hay biến cố nào khiến tôi nhớ rõ nhất? Hiện giờ những điều đó còn ảnh hưởng đến tôi không?
- Trong cuộc sống, những khoảnh khắc đáng nhớ nào có thể khuấy động cảm xúc của tôi?
- Điều gì đem lại hạnh phúc cho cuộc sống thường nhật của tôi?
- Tôi cảm thấy hạnh phúc nhất khi nào?
- Tôi hài lòng nhất khi dành thời gian cho việc gì?
- Điều gì làm tôi mỉm cười mỗi khi nghĩ đến?
- Trải ngiệm nào khơi dậy những cảm xúc mãnh liệt trong tôi? Tôi cảm thấy xúc động vào lúc nào và bởi điều gì?
- Tôi tò mò về điều gì?
- Điều gì giúp tôi không buồn chán?
- Tôi muốn thay đổi khía cạnh nào trong cuộc sống?
- Điều gì tôi vẫn làm dù không ai yêu cầu?
- Tôi vẫn sẽ theo đuổi điều gì cho dù người khác không hiểu được ý nghĩa của nó?
- Tôi trông đợi sự kiện gì trong tương lai?
- Tôi mong muốn có sự thay đổi gì trong tương lai? Tôi có thể làm gì với sự thay đổi đó?
- Điều gì khiến tôi muốn được sống để đón ngày mai?
Hãy dành thời gian để trả lời những câu hỏi này. Sau đó, hãy nhìn lại những đáp án mà mình đưa ra. Có thể bạn sẽ nhận thấy một khuôn mẫu- một hoặc nhiều chủ đề sẽ xuất hiện lặp đi lặp lại. Những ký ức lãng đãng về thời thơ ấu sẽ được khoác lên một ý nghĩa hoàn toàn mới khi bạn suy ngẫm về chúng song song với những thứ gây tò mò hoặc khiến bạn phấn khích ở hiện tại.
Khi bạn đã biết ikigai đích thực của mình là gì, nó sẽ là kim chỉ nam cho những lựa chọn của bạn, giúp bạn có thể đưa ra những quyết định dứt khoát và chắc chắn hơn. Bên cạnh đó, một khi đã tìm thấy ikigai của mình, bất cứ điều gì kết nối với ikigai sẽ tự tìm đến bạn như một phép màu, như thể có một lực bí ẩn nào đó đang khuyến khích bạn theo đuổi nó.
Kết
Quyển sách này được viết với mong muốn mọi người trong chúng ta có thể tìm được những giá trị hạnh phúc trong công việc, gia đình, … từng khoảnh khắc đang sống. Đời người chỉ có một vì vậy hãy sống một cách thật phúc nhé. Chúc các bạn tất cả!!!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.